Tips chọn sản phẩm skincare dựa trên Active Ingredient

Giữa hàng sa số sản phẩm skincare, làm thế nào để định vị được một sản phẩm tốt, xứng đáng đầu tư? May nghĩ câu hỏi này chắc tín đồ skincare nào cũng từng đau đầu hết, nhất là giữa muôn trùng lời quảng cáo về công nghệ và thành phần siêu việt có khả năng biến làn da của bạn thành tiên thành phật 😇

 

Bài viết này May xin phép chia sẻ một số tips chọn sản phẩm May đang sử dụng để giúp May bớt “lạc lối” khi nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm skincare cho một nhu cầu da (skin concern) nhất định.

 

Tips chọn sản phẩm skincare dựa trên active ingredient

 

Trước đây, khi chưa có nhiều hiểu biết và chưa có nhiều kinh nghiệm research sản phẩm skincare, May thường phụ thuộc vào các lời quảng cáo của nhãn hàng về công dụng và tính năng để lựa chọn sản phẩm. Ưu điểm là dễ Google, dễ đọc (do hãng đã “ ăn liền” thông tin một cách tối đa để dễ tiếp thị đại chúng), nhưng mặt trái là hơi mông lung loạn lạc giữa hằng sa số sự lựa chọn, cũng như có khả năng rơi vào “bẫy marketing” khi một số thương hiệu quảng cáo quá lời, thiếu kiểm chứng lâm sàng.

 

Về sau này, May thay đổi cách tiếp cận một chút, với nguyên tắc chủ chốt là tập trung vào active ingredient có công năng mong muốn:

   (1) xác định hoạt chất (active ingredient) có công dụng mong muốn
   (2) tổng hợp list sản phẩm chứa hoạt chất đó, đọc bảng thành phần & so sánh hiệu quả sản phẩm
   (3) chốt hạ dựa trên hiệu quả và túi tiền

 

Cách này khá mất thời gian, nhưng vì May cũng thích tự đọc, tự tìm hiểu nên không sao hết 😊 Đó là do blog này tồn tại, nơi May ghi lại quá trình tự học hỏi, tự nghiên cứu kiến thức skincare của bản thân!

[⚠ Quan trọng ⚠] List các hoạt chất (active ingredient) và cơ chế hoạt động cho một số skin concern (nhu cầu) phổ biến

Đọc đến đây hẳn mọi người sẽ thắc mắc: “Vậy làm thế nào để biết nên chọn hoạt chất nào cho nhu cầu da nào?

 

May đã tốn kha khá thời gian để tìm và đọc qua các bài nghiên cứu đăng tải trên NCBI* để tổng hợp và chắt lọc lại một số hoạt chất (active ingredient) được thử nghiệm và báo cáo hiệu quả lâm sàng. Chiếc list dưới đây chắc chắn chưa đầy đủ (và có lẽ không bao giờ đầy đủ hoàn toàn), nhưng May sẽ cố gắng cập nhật thường xuyên, bổ sung thêm các hoạt chất mới trong các bài báo cáo nghiên cứu May đọc được sau này.

* NCBI = National Center for Biotechnology Information (Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia của Mỹ)

Nhu cầuNhóm hoạt chấtCơ chế hoạt độngActive ingredient ví dụ
Cấp ẩm cho daDưỡng ẩm
(Humectant)
Hút nước từ không khí hoặc lớp hạ bì đến lớp biểu bì– Glycerin (glycerol)
– Hyaluronic acid (HA)
– Sodium lactate
– Ammonium lactate
– Sorbitol
– Urea
– Alpha hydroxyl acids (AHA)
Khóa ẩm
(Occlusive)
Khóa ẩm, ngăn chặn sự mất nước thông qua việc hình thành một lớp màng kỵ nước trên bề mặt da– Petrolatum
– Lanolin
– Mineral oil
– Paraffin
– Squalane
– Dẫn xuất silicone (dimethicone, cyclomethicone)
Làm mềm da
(Emollient)
– Làm mịn da bằng cách lấp đầy các khoảng trống giữa các vảy da bằng một giọt dầu

– Các khoảng trống này là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy da thô ráp
Các hợp chất từ ​​este đến alcohol chuỗi dài, ví dụ:
– Isopropyl isostearate
– Caster oil
– Propylene glycol
– Octyl stearate
– Dimethicone
Điều trị mụnKháng khuẩn dạng bôiNgăn chặn hoạt động của vi khuẩn gây mụn (Propionibacterium acnes), nhờ đó giảm tình trạng mụn viêm– Benzoyl peroxide
Dẫn xuất vitamin A (Retinoid)– Ức chế sự tăng sinh tế bào sừng trên da
– Giảm bít tắc lỗ chân lông
– Ngăn ngừa sự hình thành mụn trứng cá
– Retinoid không cần kê đơn: retinol, retinal, retinyl palmitate, hydroxypinacolone retinoate, retinyl propionate

– Retinoid cần bác sĩ kê đơn: tretinoin, tazarotene, adapalene, trifarotene
Làm sáng da, giảm sắc tố da
Làm mờ thâm mụn
Flavonoid1 số hoạt chất thuộc họ Flavonoid có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase (có chức năng kích hoạt quá trình tổng hợp melanin tạo nên sắc tố da)– Lô hội (aloesin)
– Dẫn xuất hydroxystilbene (vd: resveratrol)
– Glabiridin trong chiết xuất cam thảo (licorice extracts)
Phức hợp QuinoneỨc chế hoạt động của enzyme tyrosinase (có chức năng kích hoạt quá trình tổng hợp melanin tạo nên sắc tố da)– Hydroquinone (cần kê đơn)
– Arbutin
Tác động vào quá trình vận chuyển melanin lên bề mặt daNgăn cản quá trình vận chuyển melanosome (có chức năng tổng hợp và dự trữ melanin) tới tế bào sừng keratinocyte (nơi hiển thị sắc tố da)– Niacinamide
– Chiết xuất đậu nành
– Lectin
Kích thích quá trình sừng hóa và bong tế bào sừng trên daKích thích quá trình sừng hóa và bong lớp tế bào sừng trên cùng tại biểu bì da, loại bỏ các tế bào sừng chứa melanin qua đó giảm sắt tố da– Glycolic acid (1 loại AHA)
– Salicylic acid (1 loại BHA)
– Linoleic acid
– Retinoic acid
Chống oxi hóa
(Antioxidants)
– Có tác dụng chống lại các tác phân tử oxy phản ứng (Reactive Oxygen Species – ROS) là tác nhân kích thích quá trình sản sinh melanin của cơ thể

– Tia UV kích thích sản sinh ROS
– Vitamin C
– Vitamin B
– Vitamin E
Liên hợp / phức hợp các hoạt chất– Một số active ingredient ở dạng riêng lẻ có thể gây độc cho tế bào hoặc thiếu tính ổn định trong môi trường ánh sáng hoặc không khí

– Việc liên hợp (kết hợp) các active ingredient, ngoài tăng tính ổn định, còn có khả năng tăng hiệu quả hoặc cộng hưởng thêm công dụng khác tốt cho da
– Kojic acid x amino acid (tăng 90% hiệu quả ức chế tyrosimase – enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp melanin)
– Magnesium ascorbyl phosphate (phức hợp ascorbic acid x muối magie: 1 dẫn xuất ổn định hơn của ascorbic acid thuộc họ Vitamin C)
– 3-aminopropyl dihydrogen phosphate (3-APPA) (bộ đôi kết hợp ascorbic acid x kojic acid tăng độ ổn định của từng hoạt chất và cộng dồn hiệu quả sáng da)
Chống nắngChống nắng vật lý
(Mineral/physical sunscreen, sunblock)
– Tạo một lớp màng trên bề mặt da có tác dụng phản quang và/hoặc tán xạ tia UV, qua đó ngăn chặn tia UV xâm nhập và gây tổn thương cho da

– Được cho là an toàn hơn các nhóm chất chống nắng hóa học, nên thường được khuyến nghị dùng cho da nhạy cảm hoặc da trẻ nhỏ
– Zinc oxide (oxit kẽm)
– Titanium dioxide (Titan đi-oxit)
Chống nắng hóa học
(Chemical sunscreen)
– Hấp thụ tia UV, nhờ đó ngăn chặn tia UV đi sâu vào gây tổn thương cho da– Oxybenzone
– Avobenzone
– Octocrylene
– Bemotrizinol
Chống lão hóaCấp ẩm humectant– Bổ sung độ ẩm cho cấu trúc nền của da, giúp da giữ được độ đàn hồi và căng bóng

– Ngoài ra, một số humectant như Hyaluronic acid (HA) được cho là có khả năng thúc đẩy sản sinh collagen
– Glycerin (glycerol)
– Hyaluronic acid (HA)
– Alpha hydroxyl acids (AHA)
Dẫn xuất vitamin A (Retinoid)– Thúc đẩy sản sinh collagen và cải thiện cấu trúc nền của da, giúp da đàn hồi, kiểm soát nếp nhăn– Retinol, retinal
Chống stress oxy hóa
(Anti oxidative stress)
– Stress oxy hóa (oxidative stress) xảy ra khi lượng ROS vượt trội so với các chất chống oxy hóa có tác dụng cân bằng ROS

– ROS dư thừa có thể gây biến đổi cấu trúc DNA hoặc gây hại cho cấu trúc nền của da (có chức năng giúp da đàn hồi, duy trì độ ẩm và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn ở da)

– Bổ sung chất chống oxy hóa (antioxidant) giúp trung hòa lại ROS dư thừa và giải quyết tình trạng stress oxy hóa
– Vitamin C
– Vitamin B
– Vitamin E
Củng cố hàng rào bảo vệ da
(Skin barrier)
– Ceramide là thành phần sẵn có của da, chiếm 40-50% lipid ở lớp ngoài cùng của da, có tác dụng ngăn mất nước và bảo vệ da khỏi các tác động xấu từ môi trường

– Bổ sung Ceramide để bù vào lượng Ceramide bị mất đi dưới tác động của môi trường hoặc suy giảm sản xuất Ceramide của cơ thể do tuổi tác và lão hóa
– Ceramide
Chống nắng
(Sunscreen)
– Tia UV gián tiếp gây lão hóa da do ánh sáng (photoaging) do tia UV kích thích sản sinh ROS có thể gây hiện tượng stress oxy hóa

– Chống nắng vật lý phản quang hoặc tán xạ tia UV, chống nắng hóa học hấp thụ tia UV, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV
– Zinc oxide (oxit kẽm)
– Titanium dioxide (Titan đi-oxit)
– Oxybenzone
– Avobenzone
– Octocrylene
– Bemotrizinol
Tẩy tế bào chết hóa học
(Chemical peeling)
– Liệu pháp xâm lấn sử dụng hoạt chất làm bong bề mặt da và thúc đẩy quá trình tái tạo da

– Tác động từ nông tới trung bình lên tầng biểu bì và một phần tầng trung bì của da
– AHA (vd: glycolic acid)
– BHA (vd: salicylic acid)
– Pyruvic acid
– Jessner solution
– Trichloroacetic Acid (TCA)

Hi vọng bài viết này có ích với bạn, chúc các chị emlàn da đẹp mỹ mãn nhé ❤

 

Nguồn:

Chularojanamontri L, Tuchinda P, Kulthanan K, Pongparit K. Moisturizers for Acne: What are their Constituents? Link bài viết

J. M. Gillbro, M. J. Olsson. The melanogenesis and mechanisms of skin-lightening agents – existing and new approaches. Link bài viết

Boo YC. Mechanistic Basis and Clinical Evidence for the Applications of Nicotinamide (Niacinamide) to Control Skin Aging and Pigmentation. Link bài viết.

He X, Wan F, Su W, Xie W. Research Progress on Skin Aging and Active Ingredients. Link bài viết.

Rinnerthaler M, Bischof J, Streubel MK, Trost A, Richter K. Oxidative stress in aging human skin. Link bài viết.