SERIES DƯỠNG ẨM LÀNH TÍNH CHO DA MỤN
Phần 1: Tips chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp – Chi tiết dưới đây
Phần 2: Các thành phần dưỡng ẩm humectants “xịn xò” – Link bài viết
Phần 3: Review kem dưỡng ẩm belif The true cream Aqua bomb – Link bài viết
Phần 4: Review kem dưỡng ẩm Vichy Aqualia Thermal Rehydrating Cream-Gel – Link bài viết
Phần 5: Review kem dưỡng ẩm Eucerin Even Radiance Water Gel Moisturizer – Link bài viết
Da mụn rất cần dưỡng ẩm, không thua gì da khô!
Da mụn rất cần dưỡng ẩm – đây là một trong những bài học đắt giá nhất mà May học được sau hơn 15 năm chiến đấu với mụn.
Nói là “đắt giá” là vì May đã phải đánh đổi bằng những năm tháng da luôn trong tình trạng thiếu nước trầm trọng, chưa kể là còn kích ứng sau một giai đoạn điều trị retinol, tretinol và BHA. Lúc đó, May sợ dưỡng ẩm kinh khủng, nghĩ đơn giản là da mình đã dễ đổ dầu sẵn rồi, dưỡng ẩm thêm chi cho nó nhờn rồi bóng bóng hơn nữa (thấy ghê!)
Sau này nghiệm lại mới thấy mình lúc đó thiếu kiến thức chăm da khủng khiếp, để rồi đánh đổi quá nhiều. Giờ May truyền kinh nghiệm xương máu lại cho các bạn: Da mụn cũng cần cấp ẩm nha.
Nhất là da mụn thường được điều trị bằng các active ingredients như retinol hay BHA lại càng khiến da bị khô hoặc kích ứng da và có thể gây ra sự phá vỡ hàng rào bảo vệ của lớp sừng dẫn đến tăng mất nước qua biểu bì và gây viêm mụn nhiều hơn. Thế là lại tạo nên một vòng luẩn quẩn.
Nên May thật lòng khuyên các bạn: mình đã tốn tiền bạc, thời gian, và công sức trị mụn các kiểu thì đừng bao giờ quên bước dưỡng ẩm.
Dưỡng ẩm thực chất là gì?
Mục đích chính của sản phẩm dưỡng ẩm là duy trì lượng nước ở lớp biểu bì trên bề mặt da. Để thực hiện được công năng này, theo Tạp chí Da liễu Lâm sàng và Thẩm mỹ, dưỡng ẩm (moisturizer) bao gồm 3 thành phần chủ lực:
Có một lưu ý là, thật ra nếu chỉ sử dụng chất giữ ẩm (humectant) có thể gây mất nước qua da. Ví dụ, glycerin (glycerol) có thể tăng sự thoát nước trên bề mặt da tới 29%. Do đó, chất giữ ẩm (humectant), khi được sử dụng làm chất dưỡng ẩm, thường được kết hợp với thành phần khóa ẩm (occlusive) để giảm thiểu tối đa tình trạng thoát nước này.
Tiêu chí chọn kem dưỡng ẩm (moisturizer)
Dù là sản phẩm đặc trị mụn hay cấp ẩm, May thường áp dụng chung một công thức chọn sản phẩm tập trung vào 3 yếu tố:
(1) sản phẩm chứa nhiều active ingredient và nồng độ phù hợp để mang lại công dụng May cần
(2) không bít tắc lỗ chân lông (rất quan trọng với da mụn!), và
(3) giá thành hợp lý (tất nhiên rồi, May nghèo lắm ạ T-T)
Đối với sản phẩm dưỡng ẩm, May sẽ dưạ theo các tiêu chí cụ thể như sau:
May thường ưu tiên sản phẩm chứa glycerin hay hyaluronic acid (HA), không chứa petrolatum, lanolin, hay mineral oil.
Tiêu chí chọn active ingredient dưỡng ẩm
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng duy trì lượng nước ở lớp biểu bì trên bề mặt da, nên để lựa được sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp, May khuyên bạn nên để ý điều kiện khí hậu và tình trạng da để chọn được sản phẩm cấp ẩm vừa đủ và không gây cảm giác nhờn dính.
Đối với da đang bị mụn, tùy cơ địa da dầu/hỗn hợp hay da khô, các bạn có thể tham khảo công thức chọn sản phẩm dưỡng ẩm như sau:
Như bạn thấy đó, humectant là loại thành phần dưỡng ẩm cần được ưu tiên “chọn mặt gửi vàng” khi lựa tìm sản phẩm dưỡng ẩm (moisturizer). Ngoài HA và glycerin là các thành phần quá nhẵn mặt rồi, thì humectant còn có vài loại khác nữa đó. Lần tới May sẽ lên bài mách bạn những thành phần humectant khác đáng tin cậy không kém để đổi gió thử nhé!
Stayed tuned!
Chúc các chị em luôn có làn da đẹp mỹ mãn
—
Nguồn:
J Clin Aesthet Dermatol. 2014 May. Moisturizers for Acne (Dưỡng ẩm cho da mụn). Link bài viết
Pingback: Dưỡng ẩm lành tính cho da mụn - Phần 2: Các thành phần dưỡng ẩm humectants “xịn sò” - Skin by May
Pingback: Dưỡng ẩm lành tính cho da mụn - Phần 3: Review kem dưỡng ẩm belif The true cream Aqua Bomb - Skin by May
Pingback: Dưỡng ẩm lành tính cho da mụn - Phần 4: Review kem dưỡng ẩm Vichy Aqualia Thermal Rehydrating Cream - Gel - Skin by May
Pingback: Review kem dưỡng ẩm Eucerin Even Radiance Water Gel Moisturizer - Skin by May