SERIES DƯỠNG ẨM LÀNH TÍNH CHO DA MỤN

Phần 1: Tips chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp – Link bài viết

Phần 2: Các thành phần dưỡng ẩm humectants “xịn xò” – Chi tiết dưới đây

TÓM TẮT CỦA MAY

 

1️⃣ Hyaluronic acid (HA) là thành phần dưỡng ẩm đỉnh của đỉnh; tuy nhiên, các chất dưỡng ẩm (humectants) khác vẫn có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt như glycerin, lactic acid, pathenol, và sodium PCA

2️⃣ Đối với HA, khối lượng phân tử rất quan trọng dẫn đến khả năng xâm nhập da khác nhau và công năng khác nhau. HA với khối lượng lớn tạo lớp màng cấp ẩm tức thì, nhưng HA khối lượng nhỏ cấp nước từ dưới bề mặt da trong thời gian dài. Nên chọn sảm phẩm có HA đa khối lượng

3️⃣ Các thành phần humectants đều có công dụng chính là cấp ẩm nhưng bên cạnh đó, một số thành phần còn có khả năng kháng viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da, rất thích hợp cho da mụn

Tiếp nối bài trước giới thiệu tổng quan về sản phẩm dưỡng ẩm, bài viết này May sẽ tập trung vào các hoạt chất dưỡng ẩm thuộc họ Humectant – nhóm hoạt chất chịu trách nhiệm chính cung cấp độ ẩm cho làn da của bạn!

Các hoạt chất dưỡng ẩm chính thuộc họ Humectant

🤔 Có thể bạn chưa biết…

 

Ngoài Hyaluronic acidglycerin đã nhẵn mặt chị em, có rất nhiều hoạt chất dưỡng ẩm khác cũng hiệu quả không kém, ví dụ như lactic acid, panthenol, và sodium PCA.

Hyaluronic acid (HA) và Glycerin có lẽ 2 cái tên thành phần dưỡng ẩm được các skincare guru réo gọi nhiều nhất. Độ dưỡng ẩm của HA là khỏi bàn cãi rồi – có thể giữ nước với trọng lượng gấp 1000 lần trọng lượng của nó.

Thế nhưng bạn có biết, thật ra còn rất nhiều hoạt chất khác cũng có tác dụng dưỡng ẩm vi diệu không kém mà ít người biết đến?

Sau đây May sẽ giới thiệu cho bạn 5 thành phần dưỡng ẩm mà bạn có thễ kết hợp vào quy trình dưỡng da của mình, bảo đảm sẽ giúp làn da bạn thêm căng bóng mịn màng!

Top 5 thành phần dưỡng ẩm humectant:

Top 5 thành phần dưỡng ẩm humectant: Hyaluronic acid (HA), glycerin, lactic acid, panthenol, và sodium PCA

Cơ chế hoạt động của humectant

Các humectants đều có nguyên lý hoạt động chung là hút nước từ tầng hạ bì lên biểu bì, ngăn sự mất nước qua lớp biểu bì (Trans-Epidermal Water Loss – TEWL), nhờ đó duy trì độ ẩm cho da. Một số hoạt chất còn có thêm công dụng chống viêm (anti-inflammatory) và phục hồi hàng rào bảo vệ da (skin barrier repair) – vô cùng hoàn hảo cho làn da mụn nhạy cảm.


Một vài lưu ý về từng loại humectant:

Hyaluronic acid 

  • Là một thành phần tự nhiên của da
  • Có khả năng giữ nước với trọng lượng gấp 1000 lần trọng lượng của nó, giúp dưỡng ẩm và tạo hiệu ứng căng mọng trên da
  • Hiện tại chưa có sản phẩm HA bôi ngoài da nào có khả năng thẩm thấu tới lớp trung do kích thước phân tử của nó

Glycerin


  • Là một thành phần tự nhiên của da
  • Nhờ cấu trúc hoá học gồm các nhóm hydroxyl ưa nước giúp glycerin hút nước từ tầng hạ bì lên biểu bì
  • Ngăn chặn sự chuyển pha của lipid lớp sừng (stratum corneum) từ cấu trúc lỏng sang rắn, do đó ngăn ngừa mất nước và cải thiện hàng rào bảo vệ da

Lactic acid

 

  • Một dạng AHA giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ các tế bào da chết tích tụ trên lớp biểu bì
  • Tuy nhiên, lactic acid rất đặc biệt vì có thể vừa là exfoliant tẩy tế bào chết vừa là một humectant dưỡng ẩm
  • Một nghiên cứu năm 2021 lưu ý rằng axit lactic ở nồng độ 12% có khả năng giữ ẩm và làm dịu làn da khô, thô ráp

Sodium PCA

 

  • Là một thành phần tự nhiên của da, chiếm khoảng 12% thành phần giữ ẩm tự nhiên của da
  • Có thể hiệu quả gấp đôi glycerin nhưng chỉ bằng 1/4 HA trong việc duy trì độ ẩm cho da
  • Có khả năng chống viêmkhông gây kích ứng

Panthenol

 

  • Tiền vitamin — tiền chất mà cơ thể có thể chuyển đổi thành vitamin B5
  • Có thêm ưu điểm là vừa là chất giữ ẩm (humectant) vừa là chất làm mềm (emollient)
  • Có đặc tính chống viêm, kích hoạt sự tăng sinh của các tế bào quan trọng để chữa lành vết thương phục hồi hàng rào bảo vệ da

Hiểu thêm về khối lượng phân tử

Một trong những điều quan trọng bậc nhất về Humectants mà các bạn nên biết thì đó chính là Khối lượng phân tử (Molecular weight).


Khối lượng phân tử quyết định khả năng phân tử có thể xâm nhập đến được tầng nào của da, và qua đó tạo ra các công dụng khác nhau trong việc dưỡng ẩm.

•  HA với khối lượng phân tử nhỏ và trung bình (thường xuất hiện dưới tên ”HA hydrolyzed” trong bảng thành phần) có khả năng xâm nhập sâucung cấp độ ẩm dưới bề mặt da và bù nước cho các tế bào da trong thời gian dài.
•  Các phân tử HA với khối lượng cao cung cấp độ ẩm chuyên sâu trên bề mặt da để mang lại hiệu quả làm mịn và săn chắc tức thì trong thời gian ngắn.
 
May túm lại 1 số điểm đáng lưu ý về khối lượng phân tử:

Khối lượng phân tử quyết định kích cỡ.

Kích cỡ quyết định khả năng xâm nhập biểu bì.

Nên ưu tiên các sản phẩm HA đa khối lượng phân tử.

Không phải sản phẩm HA nào cũng công bố khối lượng phân tử trong bảng thành phần. Tuy nhiên, một số hãng sẽ sử dụng nhiều trọng lượng phân tử HA khác nhau -> Đây là sản phẩm May sẽ ưu tiên hàng đầu.
Sự khác nhau giữa Hyaluronic acid có khối lượng phân tử lớn / nhỏ

Mong rằng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn 1 số thông tin hữu ích về humectant và sản phẩm dưỡng ẩm.

 

❤ Chúc các chị em luôn có làn da đẹp mỹ mãn ❤